8.0 và CÂU CHUYỆN VIẾT TINH GỌN + SẮC SẢO

8.0 và CÂU CHUYỆN VIẾT TINH GỌN + SẮC SẢO
 
Lần đầu tiên thi IELTS mình đạt 7.0 phần viết (trong khi Listening dừng ở 4.5 và Reading ở 5.0). Điều đang nói ở đây là mình gặp map trong task 1 và mình chưa hề biết phải viết 1 bài map như thế nào. Bài học đầu tiên mình nhận ra đó là Task 2 viết hay thì vẫn cứu vãn được cuộc tình writing bởi vì task 2 chiếm 2/3 số điểm, để từ đó mình lên chiến lược cho kỹ năng viết này. Ngoài ra, để đạt điểm 8.0 (điểm vàng đối với kỹ năng Writing - kỹ năng khó nhất của IELTS)  mình mình viết rất ít bài essay, vì vậy bí quyết của mình, một lần nữa là nằm ở phương pháp đúng, chứ không phải “cần cù bù thông minh”.
Nếu như mọi người đọc những bài chia sẻ trước như kĩ năng Listening thì mọi người đã biết mình nhảy số rất chậm về số liệu và bản đồ, vì vậy TASK 1 không phải là sở trường, thế mạnh của mình.
???? VIẾT ĐƠN GIẢN nhưng ĂN ĐIỂM CHO TASK 1
Nếu các bạn gặp task 1 và bạn thấy rối thì mình cũng vậy. Ai cũng bảo viết theo cách Simon dễ hiểu mà gặp phải mình thì mình vẫn không bắt chước nổi. Đọc mình cũng gật gù hiểu đấy, nhưng viết theo lối viết task 1 của Simon vẫn là 1 dấu hỏi lớn cho mình. Sau khi đã clear với bản thân rằng là mình cần SỰ TỐI GIẢN nhất, mình đã nghiên cứu các tiêu chí chấm điểm và có những kết luận như sau:
(1) Nếu bạn k có 1 overview đủ sắc sảo, chỉ ra được bức tranh tổng quan cả chiều ngang và chiều dọc thì bạn sẽ không thể đạt 7.0 trở lên cho task 1
(2) Nếu body của bạn không báo cáo số liệu cụ thể chi tiết thì bạn k thể nào đạt quá 5 cho phần task achievement.
(3) Có 3 nhiệm vụ chính cho 1 bài writing task 1: SELECT (chọn dữ liệu), REPORT (báo cáo số liệu) và COMPARE (so sánh), chỉ cần thiếu 1 trong 3 yếu tố thì chúc chúng mình may mắn lần sau.
(4) Task 1 được viết theo 1 công thức tinh gọn, cụ thể để tick hết vào các tiêu chí chấm điểm thì chắc chắn sẽ được điểm cao (ví dụ: có sử dụng đa dạng thì, có sử dùng câu bị động, mệnh đề quan hệ, câu phức và câu ghép...)
(5) Tinh gọn nằm ở chỗ thay vì chia thành 5-6-7-8 dạng bài writing task 1, chúng ta chỉ cần chia các loại biểu đồ thành 2 hướng: biểu đồ tĩnh và biểu đồ biến động. Cách chia này theo ý kiến của mình tối ưu hơn, thông minh hơn bởi nó giúp bạn tiết kiệm thời gian ôn luyện, rõ ràng trong lối viết mà không quên đi phần trọng tâm giúp mình ẵm điểm cao.
???? TASK 2 – LUẬN ĐIỂM SẮC SẢO
Có ai ở đây khi viết thường chăm chăm vào viết từ hay nhưng quên mất Ý ĐẸP. TỪ HAY Ý ĐẸP và dùng NGỮ PHÁP LÀM BÀN ĐẠP thì mới làm nên chuyện chúng mình ạ. Viết về môi trường bạn biết nào là “environment depletion” nào là marine ecosystem (hệ sinh thái nước), vì vậy bạn cứ cố nhét những từ bạn viết vào với mục tiêu show off khoe khang. Bạn đã học 12 năm ngữ pháp, bạn biết về câu đảo ngữ nên bạn cũng cố bỏ vào đây vào kia nhưng bạn quên mất là điểm tiêu chí task achievement của bạn sẽ rất thấp, lọt thỏm 4 và 5 và chắc chắn tiêu chí coherence của bạn cũng không thể cao hơn 6 nếu bạn off topic (lạc đề).
❌ Các bạn nhớ nhé, hầu hết học sinh Việt Nam thường yếu nhất ở vấn đề TRẢ LỜI CÂU HỎI sắc sảo. Đọc 1 bài viết mà bạn có thể bắt bẻ lý lẽ của người viết thì điều đó có nghĩa là lập luận của bạn chưa sắc sảo hoặc hoàn toàn sáo rỗng.
❌ Đừng mạnh miệng tuyên bố TUYỆT ĐỐI cái A cái B cái C gì hết, chìa khoá viết tốt task 2 là nhẹ nhàng, tình cảm nhưng thuyết phục. Thay vì nói “cả nước Việt Nam đều sợ và kém phần viết” thì hãy viết “1 bộ phận khá là lớn học sinh sv Việt Nam đang vật lộn với kỹ năng này”. Đấy! nói thế thì ai cãi được đúng không?
❌ Bí ý tưởng? Có thật là bạn bí ý tưởng không? Hay là 1 lời bao biện. Ý mình là nếu bạn đọc bài Simon thì ý tưởng khá bình dị, đời thường và dễ liên hệ với chúng ta mà, phải không? Đừng brainstorm quá nhiều ý, hãy đặt target lấy 1-2-3 ý cho mỗi bài thôi.
❌ Rộng (lấy thật nhiều ý, liệt kê giống giọng văn Simon ngày xưa) hay sâu (đi ý nào đi đến cùng trời cuối đất với nó) ? Mình theo hướng đi sâu, mình không thích liệt kê, đi ý nào thì ý đó phải rõ và quyết tâm đi tận cùng của quan điểm. Đồng ý giám khảo có thể thích kiểu viết này, kiểu viết kia. Liệt kê chưa chắc đã không tốt, nhưng mình k theo kiểu đó được vì mình sẽ sa vào lầy viết SÁO RỖNG.
❌ Viết bài liên tục, đẩy theo số lượng mà chất lượng thì không tiến triển gì. Ngoài viết, thì còn đọc, các bạn nhớ đọc thêm để lấy ý tưởng và học hỏi các cách trình bày ý tưởng và triển khai cách trả lời chặt chẽ nữa nhé. Viết nhiều thôi không giải quyết được vấn đề.
Các bạn còn có muốn mình chia sẻ tiếp về kỹ năng nào kỹ hơn nữa không nhỉ?
 

Liên hệ

Mai House luôn sẵn sàng, còn bạn?


Địa chỉ: Xem bản đồ

Hotline: 0362 722 034

Email: maihouseenglish@gmail.com

Youtube: Mai House

Instagram: Mai House English

TikTok: onwithmee

Mai House English tự hào là đối tác của
IDP, University of Huddersfield

Đối tác của Mai House English