Đạt điểm tuyệt đối IELTS LISTENING (9.0/9.0) khó hay dễ?
Bài chia sẻ của cô giáo Mai Trần.
"Mình luyện nghe số và đánh vần trước ngày thi để ẵm số điểm tuyệt đối 9.0/9.0 phần thi Listening!!!
Hôm nay mình xin chia sẻ cùng các bạn hành trình đi từ con số 4.5 lên 9.0 phần Listening (kỹ năng mình từng xem là ác mộng)
(1) NHẬN DIỆN ĐIỂM YẾU CỦA CÁ NHÂN. Mỗi cá nhân chúng ta là khác biệt, mình là người thiên về thông minh logic, mình học không vẹt được, cũng không giỏi nghe con số, nghe đánh vần khá chậm và nghe bản đồ thì dễ hoang mang vì không phân biệt được phương hướng (nói nặng nề hơn là khá mù hướng, nếu họ bảo rẽ trái thì mình quẹo sang phải, kiểu vậy). Với những ai đã và đang học IELTS thì chắc đều đồng tình với mình rằng, nghe số và đánh vần là những phần dễ ăn điểm nhất trong IELTS LISTENING, vì vậy nên không được bỏ lỡ, làm sai bất cứ 1 câu nào. Mình cũng dặn học viên như vậy, chỉ có mình thì thường không làm được. Ví dụ, cả 1 bài 40 câu chỉ sai 1 câu thì đó là câu về nghe số/ đánh vần. Nhận diện được rồi nhưng mình sang bước luyện để triệt tiêu khả năng sai khi lọt điểm yếu.
(2) LOẠI BỎ NHỮNG TRẠNG THÁI TIÊU CỰC VÀ BỒN CHỒN KHI ĐI THI. Theo nghiên cứu thì cảm giác lo lắng vào lúc thì là bình thường nhưng ở 1 số người cảm giác cao hơn ở 1 số người khác và có xu hướng khiến trải nghiệm thi cử là cơn ác mộng. Nếu bạn là người xay xe nặng thì chưa lên xe, 1 ngày trước khi lên xe bạn đã cảm thấy xay xe thì cảm giác đi thi lo lắng -> sợ hãi, bấn loạn lúc đi thi là chuyện khá bình thường (ít nhất là với mình). Mình bị chứng lo âu, dạ dạy sẽ co bóp rất căng thẳng dẫn tới đau dạ dạy và thậm chí bị tào tháo đuổi dù đã cẩn thận uống thuốc trước giờ thi. Vậy loại bỏ điều này như thế nào? Uống thuốc => giúp giảm độ nghiêm trọng; luyện tập ở nhà (bấm giờ, đeo tai nghe, ngồi ngay ngắn, làm đúng như 1 lần thi thật) để đánh lừa não và cơ thể của bạn rằng buổi thi thi không khác gì 1 buổi nghe tại nhà và ngược lại. Mình đã áp dụng và thấy hiệu quả!
(3) PHẢI TIN VÀO BẢN THÂN. Mình từng nói với bản thân là với tâm lý sợ sệt khi đi thi và kể cả số nghe không rõ chép không kịp, lần thi đầu tiên còn ẵm ngay con điểm 4.5 thì bao giờ cho được 7-8-9, đây là 1 niềm tin giới hạn mà không ai bảo mình, chỉ mình cứ hằng ngày thủ thỉ với bản thân và luôn có thái độ thù địch với kỹ năng này như vậy. Hồi đó mình cũng tự huyễn hoặc bản thân “à thì, thi này nó khô khan nên mình không nghe được, mình nghe người nước ngoài nói vẫn oke mà”. Đúng, bài thi khó thật, tuy nhiên thì những lời trên chỉ là 1 sự bào chữa cho sự kém cỏi của bản thân mà thôi.
(4) NGHE NHỮNG GÌ MÌNH THÍCH. Khi đã làm xong tư tưởng với bản thân, chúng ta nên bắt đầu lao vào hành động vì thực ra thì, nghĩ thôi không làm mình giỏi lên được =)))). Có 1 quãng thời gian dài mình sợ IELTS, sau khi được 4.5 IELTS thì mình nghĩ hay là từ bỏ (hèn ghê), sau đó mình chỉ đi nghe những gì mình thích, lúc đầu chỉ để quên đi IELTS và cố gắng chứng mình là mình nghe được những thứ khác (miễn là không phải IELTS). Ơ, thế mà nó lại hiệu quả. 5-6 tháng sau quay lại nghe IELTS thì ôi giồi ơi, IELTS nói chậm thế, để mình thử nghe lại IELTS xem nào.
(5) NGHE CHỦ ĐỘNG. Hãy quên đi khái niệm “TẮM NGÔN NGỮ”, làm nhiều việc 1 lúc và bật tiếng anh nghe trong vô thức đã được các nghiên cứu chứng minh là không mang lại nhiều lợi ích cải thiện ngôn ngữ, chỉ giúp ta hiểu hơn về ngữ điệu lên xuống của ngôn ngữ thôi. Bạn hãy làm quen với khái niệm nghe chủ động, nghe kĩ-rõ để lấy thông tin bạn muốn nghe hoặc bạn đề ra. Điều này sẽ giúp bạn nghe 1 cách tập trung hơn chứ không bị sao nhãng liên tục (mình rất dễ bị sao nhãng, hôm nay mình định ăn gì, có làm ai phật lòng không, tại sao mình lại nói câu đó, kiểu vậy) và điều này rất ảnh hưởng chất lượng nghe.
(6) NGHE PHIM/ NHẠC THÌ NÊN CHỌN LỌC. Các bạn nghe chưa tốt cứ mạnh dạn bật sub tiếng Anh lên và hãy chọn phim có lời thoại rõ để học (FRIENDS, HOW I MET YOUR MOTHER) chứ đừng chọn phim bom tấn cả phim được 5 lời thoại duy nhất thì không bật nổi trình đâu ha. Nhạc cũng vậy, rất lưu ý, không phải bài nào cũng đúng ngữ pháp, nên nghe nhạc phải quách tỉnh các bạn ha. Youtube thì là 1 nguồn tài nguyên dồi dào, các bạn thử tìm xem có kênh nào bạn thích.
(7) NGHE CHÉP CHÍNH TẢ: Mất thời gian nhưng rất hợp với những ai không để ý e/es/ ở cuối từ và hãy miss từ. Nếu bạn đang tìm nguồn nghe chép chính tả thì đây: Listenaminute.com. Các bạn muốn có thêm nguồn thì có thể ib mình thêm ha.
Bài dài rồi, mình xin dừng sự chia sẻ tại đây. Happy learning, cheers!"
Liên hệ
Mai House luôn sẵn sàng, còn bạn?
Địa chỉ: Xem bản đồ
Hotline: 0362 722 034
Email: maihouseenglish@gmail.com
Youtube: Mai House
Instagram: Mai House English
TikTok: onwithmee